aoc benhtieudem.com.vn itsme f-idol.vn https://seotime.edu.vn/duoc-lieu-duoc-co-truyen.f38/ caodangvtc.edu.vn

Bệnh xương khớp gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trước đây bệnh thường phổ biến ở người cao tuổi, nhưng hiện tại đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy bệnh xương khớp là gì, cách chẩn đoán và điều trị như thế nào hiệu quả nhất? Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản với chúng tôi qua bài viết dưới đây.

Bệnh xương khớp là gì? Các bệnh xương khớp phổ biến

Bệnh xương khớp là vấn đề liên quan đến xương, các khớp nối, dây chằng, gân và cơ bắp. Nó có thể là tình trạng cấp tính như chấn thương hoặc mạn tính như viêm khớp. Cơn đau cũng có thể cục bộ hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Tại Việt Nam, tỷ lệ tuổi trẻ hóa và số lượng người mắc bệnh xương khớp đang gia tăng trong những năm gần đây. Các bệnh xương khớp thường gặp nhất đó là:

Viêm khớp, Viêm khớp dạng thấp.

Thoát vị đĩa đệm, Thoái hóa khớp.

Đau dây thần kinh tọa.

Loãng xương.

Gout.

Các bệnh về xương khớp phổ biến ở người cao tuổi

Các triệu chứng và nguyên nhân của bệnh xương khớp

Triệu chứng

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh xương khớp. Các triệu chứng phổ biến như: 

Đau nhức: đây là triệu chứng gặp ở hầu hết các bệnh xương khớp, cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau nhói từng cơn, hoặc đau và nhức mỏi khi vận động.

Viêm và có cảm giác sưng nóng, đỏ.

Chân tay tê bì.

Sốt, phát ban.

Cứng khớp, cơ cơ giật, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ.

Chẩn đoán bệnh xương khớp như thế nào?

Bằng cách thăm khám và thực hiện xét nghiệm chuyên sâu hơn như xét nghiệm máu, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, X- quang,... các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác được bệnh và có chỉ định điều trị phù hợp cho bệnh nhân. 

Nguyên nhân 

Các nguyên nhân phổ biến bao gồm: 

Chấn thương, trật khớp, sai tư thế, bong gân.

Nhiễm vi khuẩn, virus.

Rối loạn chuyển hóa acid uric gây Gout, giảm collagen gây khô và viêm khớp.

Lười vận động, thể dục thể thao, thừa cân, béo phì, tuổi cao và xương khớp lão hóa.

Các thuốc điều trị bệnh xương khớp

Nhóm chống viêm NSAIDs

  • Tác dụng của thuốc chống viêm NSAIDs

Thuốc chống viêm không Steroid - NSAIDs là nhóm thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau và kháng viêm. Thuốc được sử dụng rất phổ biến trong điều trị triệu chứng đau và viêm trong các bệnh xương khớp. Cơ chế hoạt động của nhóm này là ức chế enzyme COX (cyclooxygenase), ức chế hình thành các prostaglandin gây phản ứng viêm. 

  • Tác dụng phụ của NSAIDs:

Tác động điển hình của nhóm này là trên hệ tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như đầy hơi, ợ hơi, khó tiêu, buồn nôn. Khi sử dụng liều cao, dài ngày có thể gây viêm loét, xuất huyết dạ dày. Đối với các bệnh nhân mắc bệnh xương khớp mạn tính phải sử dụng NSAIDs, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thêm các thuốc chống loét dạ dày nhóm PPI -  ức

chế bơm proton (omeprazol, lansoprazol, pantoprazol...) để hạn chế các tác dụng phụ này.

  • Các thuốc NSAIDs thường được chỉ định trong điều trị bệnh xương khớp

Thuốc NSAIDs loại ức chế COX không chọn lọc: Ibuprofen, Diclofenac, Indomethacin, Naproxen, Piroxicam,...

Thuốc NSAIDs ức chế chọn lọc trên COX-2: Celecoxib, Etodolac. 

Thuốc Celecoxib được sử dụng nhiều trong điều trị viêm khớp dạng thấp

Nhóm chống viêm Corticoid

  • Tác dụng của Corticoid

Corticoid hay Glucocorticoid, là nhóm thuốc có tác dụng chống viêm. Các thuốc phổ biến trong nhóm này đó là Prednisolone, Methylprednisolone,... Cơ chế tác động

  • Chỉ định của Corticoid

Nhóm này được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau như hô hấp (hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính), các trường hợp dị ứng nặng, các bệnh ngoài da. Đối với bệnh lý xương khớp, Corticoid được chỉ định rất nhiều như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp lupus, viêm khớp vẩy nến,...

  • Tác dụng phụ của Corticoid

Khi sử dụng các Corticoid trong thời gian dài hoặc liều cao dễ gặp phải tác dụng phụ như: loét dạ dày tá tràng, loãng xương, tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể,...

Nhóm kháng sinh

Các kháng sinh có vai trò quan trọng trong trường hợp đau và viêm khớp do nhiễm khuẩn như thấp khớp cấp, viêm hoại tử, lao khớp. Các nhóm kháng sinh thường dùng trong điều trị viêm khớp như: Beta Lactam, Quinolon, Aminoglycosid,...

Việc chỉ định kháng sinh sau khi có chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây viêm, đau là do vi khuẩn. Người bệnh không nên tự ý sử dụng kháng sinh mỗi khi có cơn đau khớp. 

Các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm DMARDs

Khác với các thuốc NSAIDs và Corticoid, được chỉ định với tác dụng kiểm soát triệu chứng tức thời và ức chế quá trình viêm làm hư hại khớp, thì các DMARDs là các thuốc chống thấp có tác dụng chậm, nhưng lên chính nguyên nhân gây bệnh, làm chậm lại quá trình bệnh. 

Các DMARDs thường được sử dụng đó là: 

Methotrexate, Hydroxychloroquine, Leflunomide, Sulfasalazine. Chúng thường có tác dụng sau 8-12 tuần điều trị.

Methotrexat - thuốc kinh điển thuộc nhóm chống thấp khớp tác dụng chậm DMARDs

Nhóm kháng TNF- α như: Etanercept, Abatacept, Infliximab, Adalimumab, Golimumab. 

Kháng TNF- α  thường được phối hợp với các DMARDs khác. Chúng được sử dụng trong các trường hợp tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm cứng khớp đốt sống,...

Có chế hoạt động của các thuốc này là ức chế TNF- α, một cytokin kích thích các Interleukin có vai trò quan trọng trong cơ chế gây viêm, tổn thương khớp và các hệ thống khác trong cơ thể.

Nhóm giảm đau

Ngoài các NSAIDs, Corticoid cũng có tác dụng giảm đau, Acetaminophen hay Paracetamol  là thuốc thường được dùng với tác dụng giảm đau trong viêm xương khớp từ nhẹ đến trung bình. 

Đối với các cơn đau dữ dội hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau kéo dài nhóm Opioid như Morphin, Oxymorphone, Oxycodone, Methadone, Transdermal Fentanyl, Tramadol,...Các thuốc giảm đau nhóm này có thể gây ra các tác dụng phụ như lú lẫn và táo bón. 

Nhóm chống thoái hóa khớp

Nhóm này bao gồm các chất có tác dụng trong việc tái tạo xương khớp, cải thiện chức năng và phòng ngừa các đợt tái phát. 

Các chất phổ biến bao gồm: Glucosamine, Chondroitin, Collagen type 2,...Chúng là thành phần có trong các thuốc hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ người mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa xương, sụn khớp mạn tính.

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả: Hà Hoàng Kiệm, Ngày đăng 9 tháng 03 năm 2017. THUỐC CHỮA VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, Sức khỏe đời sống. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2021.

Theo Báo Sức Khỏe Đời Sống.


 

Tất cả chúng ta hầu như đều có xu hướng hướng về thiên nhiên khi mệt mỏi và căng thẳng đầu óc Đó là lý do vì sao gần đây các mặt hàng nhưXà phòng  handmade từ thiên nhiên, tẩy tế bào chết toàn thân và dầu gội tự nhiên dần trở thành xu hướng và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và trở thành chủ đề chính trong nhiều blog sắc đẹp.

Theo nghiên cứu Thị trường, giá trị xà bông thủ công toàn cầu dự kiến đạt 220 triệu USD doanh thu vào năm 2024. Đây là dấu hiệu cho thấy nhu cầu ngày càng tăng với xà bông handmade.

Lợi ích từ các thành phần tự nhiên

 Xà bông Handmade được ưa chuộng chủ yếu vì thành phần tự nhiên và an toàn trong đó. Một loạt các nguyên liệu thiên nhiên được sử dụng từ dầu ô liu, dầu dừa đến bơ giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, các loại tinh dầu như chanh sả, cỏ xạ hương có tác dụng trị liệu đến các chất tẩy rửa tế bào chết tự nhiên như muối biển và cafe. 

Những thành phần này làm cho xà bông thủ công trở nên hấp dẫn với hầu hết người tiêu dùng vì nhiêu lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại. Từ việc đảm bảo làn da khỏe mạnh đến việc giải quyết các vấn đề như khô da, các bệnh về da như chàm, ngứa, mụn trứng cá,...

Hơn nữa, các loại tinh dầu như quế, cam, chanh, sả,... được thêm vào tạo nên mùi hương độc đáo, giúp thư giãn đầu óc. Thành phần khác như yến mạch, cám gạo có tác dụng tẩy tế bào chết, dưỡng da và nhiều loại thảo dược khác mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và sắc đẹp.

Điều này trái ngược hoàn toàn với sự không tin tưởng ngày càng tăng với xà bông thương mại, khi chúng ta biết rằng các thành phần có hại như Parabens, phthalates, nước hoa tổng hợp và các hóa chất khác được sử dụng.

Xà Phòng Handmade tự nhiên được xem là “ Xà Phòng thực sự”  chứ không phải chất tẩy rửa

Đây cũng là một trong những lý do chính khiến xà bông handmade được tìm kiếm nhiều hơn cả. Xà phòng thật được tạo ra qua quá trình xà phòng hóa. Quá trình này là một chuỗi phản ứng hóa học và hình thành nên xà phòng, glycerin, nước.

Sự xuất hiện của glycerin trong quá trình sản xuất xà bông handmade là một lý do tại sao chúng được ưa chuộng rộng rãi hơn xà bông thương mại. Ngoài ra thành phần nhẹ nhàng, không chất của xà bông thủ công đảm bảo rằng bề mặt da được làm sạch bụi bẩn và dầu thừa mà không làm mất đi lớp màng tự nhiên của da.

Trong xà bông thương mại, nhiều nhà sản xuất đã chiết xuất hết lượng glycerin trong quá trình sản xuất xà phòng và sử dụng lượng glycerin này cho các sản phẩm cao cấp hơn như kem dưỡng da. Điều này dẫn đến việc dùng xà bông thương mại sẽ khiến da khô, thiếu độ ẩm, thiếu dầu trên da từ đó gây nên tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da.

Bảo vệ môi trường

Một điểm nữa ủng hộ xà bông handmade đó là quy mô sản xuất nhỏ và sự quan tâm chân thành tới tác động môi trường.Với các thành phần tự nhiên, không độc hại, việc sản xuất theo quy mô nhỏ giúp đơn giải quá trình sản xuất dẫn đến việc thải ra ít khí thải và nước thải hơn, và đương nhiên quy trình này không bao gồm việc thử nghiệm trên động vật.

 Người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho xà bông handmade bì họ nhận ra rằng họ có thể góp một phần bé nhỏ vào việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng xem việc mua xà bông handmade là một cách trực tiếp để hỗ trợ cộng đồng và các doanh nghiệp nhỏ, thay vì các tập đoàn.

 

Nguồn bài viết: Bệnh viện hàm rồng.

Xà phòng hoạt động bằng cách giảm sức căng bề mặt giữa da và vi khuẩn và cho phép rửa sạch vi khuẩn. Xà phòng có khả năng phá vỡ các lớp lipid béo của màng tế bào vi khuẩn và từ đó tiêu diệt các mầm bệnh có hại bên trong.

 

Có phải tất cả các loại xà bông đều có khả năng kháng khuẩn?

 

Xà phòng hoạt động bằng cách giảm sức căng bề mặt giữa da và vi khuẩn và cho phép rửa sạch vi khuẩn. Xà phòng có khả năng phá vỡ các lớp lipid béo của màng tế bào vi khuẩn và từ đó tiêu diệt các mầm bệnh có hại bên trong.

 

Nói một cách đơn giản, tất cả các loại xà phòng đều có tính kháng khuẩn vì nó ngăn vi khuẩn bám vào da đồng thời phá vỡ lớp màng bảo vệ và tiêu diệt vi khuẩn.

 

Xà phòng tự nhiên kháng khuẩn như thế nào?

 

Nếu bạn đang tự hỏi có loại thành phần nào được thêm vào xà phòng handmade để làm cho chúng có tính kháng khuẩn tự nhiên thì thật là tuyệt vời vì có rất nhiều!

 

Tinh dầu là chất kháng khuẩn tự nhiên, một số loại có khả năng diệt khuẩn tuyệt vời. Thành phần thứ hai đó là dầu thực vật. Về mặt hóa học, chúng ta biết dầu thực vật không phải là một thành phần, nhưng các nhà khoa học đã chứng minh được rằng việc chà xát nhiều lần thay vì rửa sạch là điều rất quan trọng để loại bỏ vi khuẩn. Điều này rất có ý nghĩa vì dầu thực vật góp phần làm bánh xà bông trở nên bám dính và trơn trượt hơn, buộc bạn cần thực sự phải cố gắng chà xát và đánh bật vi khuẩn.

 

 Sở dĩ xà phòng tự nhiên có lợi thế hơn xà phòng hóa học không những do tính kháng khuẩn mà còn nhờ hiệu quả dưỡng da, duy trì độ ẩm cho da nhờ thành phần glycerin.

Khi da khô sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên các tình trạng nhiễm khuẩn của cơ thể. Chính vì vậy sử dụng xà bông handmade giống như một vị cứu tinh giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn giữ da luôn ở tình trạng tốt nhất. 

 

Tại sao xà phòng tự nhiên đang được ưa chuộng hơn xà phòng hóa học?

 

Thứ nhất, xà bông tự nhiên bảo vệ da không bị khô và dễ nhiễm trùng bằng cách cung cấp glycerin tự nhiên cho da, chất này được tạo ra sau quá trình xà phòng hóa sản xuất xà bông. Nhiều công ty sản xuất xà bông thương mại thường loại bỏ glycerin ra khỏi thành phần vì họ có thể bán riêng lẻ để sử dụng trong các sản phẩm cao cấp hơn như kem dưỡng da.

 

Thứ hai, xà bông tự nhiên giúp bảo vệ môi trường. Các chất Triclosan và triclocarban cực kỳ độc hại với nguồn nước đặc biệt một số loại tảo và khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể biến thành chất hóa học dioxin nguy hiểm. Hóa chất này ngày nay vẫn được sử dụng trong một số loại kem bôi, nước rửa tay, kem đánh răng, sữa tắm và các sản phẩm có công dụng diệt khuẩn như xà bông. Trong khi đó xà bông tự nhiên có tính kháng khuẩn vì chúng làm rửa trôi vi khuẩn và virus trên da bạn đồng thời bổ sung thêm các thành phần kháng khuẩn như tinh dầu rất thân thiện với môi trường.

 

Khác với xà bông hóa học, xà bông tự nhiên không loại bỏ lớp dầu tự nhiên lên kết các tế bào da mà giữ cho làn da trở thành hàng rào chống mất độ ẩm và chống sự nhiễm trùng.

 

Vậy nên rửa tay trong bao lâu để diệt khuẩn?

 

Câu hỏi này được công bố rộng rãi trong đại dịch Covid và hướng dẫn chính thức cho biết bạn nên rửa tay ít nhất 20 giây.

 

Trong một nghiên cứu tại Đại học Harvard cho biết rửa tay trong 15 giây giúp giảm 90% vi khuẩn trên tay và trong 30 giây giúp giảm 99.9% vi khuẩn. Vì vậy để đảm bảo an toàn và loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, chúng ta cần rửa tay trong 30 giây bằng xà phòng và nước.

 

Việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hóa chất sẽ dễ khiến tay bạn bong tróc, nứt nẻ, bằng cách thay đổi đơn giản sử dụng xà bông handmade sẽ giúp da tay được bảo vệ một cách toàn diện nhất.

Nguồn bài viết: Bệnh viện đa khoa sầm sơn.

↑このページのトップヘ