aoc benhtieudem.com.vn itsme f-idol.vn https://seotime.edu.vn/duoc-lieu-duoc-co-truyen.f38/ caodangvtc.edu.vn

2017年11月

1. Gây mê qua đường hô hấp :

Có hai loại thuốc mê dùng cho gây mê qua đường hô hấp

– Thuốc mê bốc hơi: ether, kelene, fluothane, servofluran…
– Thuốc mê thể khí: cyclopropane, protoxyde azote.

 cách đưa thuốc mê vào đường hô hấp :

– Qua miệng, mũi: gây mê qua mặt nạ, qua mát hở.
– Qua ống nội khí quản: gây mê nội khí quản.
– Qua ống carlen đặt vào phế quản.

4 phương pháp gây mê:

– Phương pháp hở (hệ thống hở) :
Bệnh nhân không hít lại hơi thở ra, điển hình là gây mê qua mắt, gây mê bằng máy gây mê dã chiến.
– Phương pháp nửa hở (1/2 hở):
Bệnh nhân hít lại một phần rất nhỏ khí thở ra, gặp trong máy gây mê dã chiến và máy gây mê vòng kín để ở hệ thống 1/2 hở.
– Phương pháp kín:
Bệnh nhân hít lại toàn bộ khí thở ra, gặp trong máy gây mê vòng kín để ở hệ thống kín. Phương pháp này cần có vôi soda để khử khí CO2.
– Phương pháp nửa kín (1/2 kín):
Bệnh nhân hít lại một phần khí thở ra, do đó cũng cần có soda để khử CO2, gặp trong gây mê bằng máy gây mê vòng kín khi điều chỉnh van ở hệ thống 1/2 kín.
Máy gây mê vòng kín (hệ thống vòng hay hệ thống lọc):
Máy được bố trí 2 van, 1 van hít vào và 1 van thở ra. Bệnh nhân hít vào qua 1 đường và thở ra 1 đường khác. Như vậy oxy và hơi thuốc mê chỉ đi theo một chiều duy nhất.
Máy gồm có 1 bóng cao su, 1 xupáp thở ra, 1 bình vôi soda, các lọ hoặc bình đựng thuốc và bốc hơi.
Thành phần vôi soda:
• Ca(OH)2: 80%.
• Na(OH): 3% (cơ chế khử CO2).
• H2O 15% H2CO3 + 2NaOH = Na2CO3 + H2O + t0.
• FeO3, Al2O3 2% Na2CO3 + Ca(OH)2 = CaCO3 + NaOH

2. Gây mê qua các đường khác :

+ Gây mê qua đường tĩnh mạch :
Dùng các thuốc mê đường tĩnh mạch để gây mê như thiopental, ketamin, eponton, etomidat, propofol.
+ Gây mê qua đường trực tràng :
Thụt thuốc mê thiopental, ketamin vào trực tràng (phương pháp này hiện nay ít dùng).
+ Gây mê qua đường bắp thịt:
Tiêm thuốc mê thiopental, ketamin vào bắp thịt để gây mê.

3. Gây mê phối hợp :

+ Dùng các thuốc mê khác nhau qua 1 đường hoặc nhiều đường khác nhau vào cơ thể bệnh nhân để gây mê. Ví dụ: dùng thiopental để khởi mê qua đường tĩnh mạch, sau đó duy trì mê bằng thuốc mê đường hô hấp như ether, halothane…
Gây mê phối hợp bao gồm cả những phương pháp dùng thuốc mê phối hợp với các thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc có tác dụng đặc biệt đối với chức phận của các cơ quan khác nhau của cơ thể như các thuốc liệt hạch, ức chế thần kinh, giảm đau, giảm đau trung ương, an thần trấn tĩnh…
Có nhiều loại thuốc ngủ khác nhau do một số tác giả đề ra, tùy theo kỹ thuật mà sử dụng cho hợp lý với mục đích phòng ngừa các phản xạ có hại. Cảm thụ đau ở một số cơ thể chịu đựng một số công kích hoặc giảm liều lượng thuốc mê, tránh những tác dụng phụ và ngộ độc thuốc mê.
+ Ngoài ra còn có những kỹ thuật gây mê khác như:
– Gây mê + kỹ thuật hạ thân nhiệt có kiểm soát:
Làm cho thân nhiệt hạ xuống 28 – 30 độ C, gây lạnh bằng nước đá và dùng thuốc liệt thần kinh để loại trừ phản ứng tại chỗ và toàn thân, giảm chảy máu. Sau phẫu thuật phải đưa nhiệt độ cơ thể về mức bình thường trước khi kiểm tra kỹ thuật phẫu thuật kỹ lưỡng.
– Gây mê + kỹ thuật hạ huyết áp có kiểm soát:
Dùng các thuốc liệt hạch (pentonium, hexanium, arfomat, loxen…) phối hợp với cách đặt khu vực cần mổ ở vị trí cao hơn so với khu vực khác của cơ thể.
Điều khiển huyết áp giảm xuống, mức độ giảm tùy thuộc theo từng trường hợp nhưng thấp nhất không được dưới 60 – 70mmHg, như vậy tại chỗ mổ sẽ ít chảy máu. Sau phẫu thuật phải đưa huyết áp trở lại bình thường trước khi kiểm tra kỹ lưỡng phẫu thuật kỹ càng.
Phương pháp kỹ thuật này được chỉ định cho các phẫu thuật dễ gây chảy máu nhiều như: phẫu thuật thần kinh sọ não, mổ tim, phổi, u máu, cắt thùy gan…
– Gây mê phối hợp với gây tê vùng, châm tê cũng là một phương pháp vô cảm có ứng dụng tốt trong lâm sàng.
– Gây mê cơ sở:
Là gây mê nông trong một thời gian ngắn, nghĩa là làm cho bệnh nhân mất ý thức, mất cảm giác, không phản ứng vói các tác nhân kích thích nhẹ, thường chỉ định trong sửa chữa trường hợp mổ không lớn, thực hiên gây mê cơ sở bằng cách dùng các thuốc tiền mê phối hợp với các thuốc gây ngủ như thiopental, ketamin tiêm vào bắp thịt hoặc thụt vào trực tràng thuốc giảm đau trung ương.

1. ĐẠI CƯƠNG.

Vận chuyển người bị thương (gọi tắt là chuyển thương) nhằm đảm bảo đưa người bị thương từ nơi bị thương về tới được cơ sở y tế và quân y có khả năng cứu chữa tốt nhất. Trên bậc thang điều trị, việc chuyển thương thực hiện theo tuyến. Khi có các điều kiện cho phép và theo các chỉ dẫn đã quy định trong các quy định chuyên môn, có thể tổ chức chuyển thương vượt tuyến về các cơ sở điều trị có khả năng xử trí thích hợp nhất, theo tính chất chuyên khoa của vết thương.
Vận chuyển người bị thương là một nội dung công tác rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nạn nhân và đến kết quả điều trị.

2. NGUYÊN TẮC.

2.1. Cứu chữa liên tục:

Với các nạn nhân, nhất là đối với các nạn nhân nặng, được chuyển tới các tuyến điều trị thì tại mỗi tuyến, phải tiến hành các biện pháp khẩn cấp cần thiết, để có thể tiếp tục vận chuyển nạn nhân nặng về tới tuyến điều trị có chất lượng, mà tình trạng toàn thân của nạn nhân không bị xấu đi, đáp ứng hai yêu cầu: nhanh chóng và an toàn.
Tranh thủ vận chuyển sớm được các nạn nhân nặng đến các cơ sở điều trị thích hợp sẽ có hiệu quả tốt về mặt điều trị và tiên lượng. Trên đường vận chuyển cần tiến hành các biện pháp bảo đảm an toàn và săn sóc chu đáo. Các cán bộ y tế, làm công tác hộ tống, các nhân viên làm công tác chuyển thương, phải ứng dụng các biện pháp cấp cứu và bảo vệ sinh mạng của nạn nhân trên đường vận chuyển.

2.2. Công tác chuyển thương phải kết hợp chặt chẽ với công tác chọn lọc, phân loại nạn nhân:

Phải ưu tiên vận chuyển các nạn nhân có chảy máu trong, có garô ở các chi, vết thương thấu bụng, tràn khí màng phổi mở hoặc kiểu van, vết thương vùng đầu, cổ, có rối loạn hô hấp, sốc nặng, vết thương bị nhiễm chất độc hóa học, chất phóng xạ.
Không vận chuyển các nạn nhân đang hấp hối, các nạn nhân này phải được cấp cứu và xử trí cho ổn định rồi mới chuyển về tuyến sau. Phải lựa chọn những phương tiện chuyển thương thích hợp với tình trạng bệnh lý các tổn thương. Với các nạn nhân nhẹ có thể khỏi được sau cứu chữa trong một thời gian ngắn thì đưa về các trạm xá địa phương, các đơn vị quân y hoặc điều trị ngoại trừ.

3. CHUYỂN NGƯỜI BỊ THƯƠNG BẰNG TAY KHÔNG.

Được tiến hành ở ngoài trận địa hoặc ở nơi xảy ra tai nạn để đưa người bị thương ra ngoài khu vực nguy hiểm đến một nơi tương đối an toàn trong khi chờ đợi chuyển về phía sau.
Vận chuyển người bị thương bằng tay không thường do một người làm, vì vậy thường không thể chuyển được đi xa.

3.1. Đặt người bị thương lên đùi và lê nghiêng

+ Đặt người bị thương nằm nghiêng về bên không bị thương
+ Y tá nằm nghiêng sau lưng người bị thương, mắt nhìn về cùng một hướng vói người bị thương, chân dưói co, chân trên duỗi thẳng.
+ Đặt người bị thương nằm trên chân co của y tá, mào châu của người bị thương đặt sát vào mặt trong đùi của y tá, tay trên của y tá ôm ngang nách người bị thương, kéo sát vào người mình.
+ Lê nghiêng lết đưa người bị thương về phía sau. Khi lê nghiêng, chân co đỡ người bị thương không cử động mà phải nhấc theo từng bước của tay dưới và đạp của chân trên để di chuyển.

3.2. Bỏ cõng người bị thương trên lưng

+ Đặt người bị thương nằm nghiêng về một bên.
+ Y tá bò tiếp cân người bị thương, áp sát lưng mình vào ngực người bị thương.
+ Cho người bị thương ôm vào cổ y tá, y tá dùng hai chân quặp vào chân người bị thương.
+ Y tá chuyển từ tư thế nằm nghiêng sang nằm sấp, khi chuyển dùng tay túm vào quần ngưòi bị thương và dùng 2 chân để kéo 2 chân ngưòi bị thương lên, rồi bò theo tư thế bò thấp. Khi bò chỉ dùng một chân đạp cho ngưòi bị thương khỏi bị lắc lư hoặc lết đầu 2 bàn chân và 2 tay.

3.3. Cõng người bị thương trên lưng:

Động tác tuy đơn giản nhưng không đi được xa vì người cõng rất mỏi.

3.4. Dìu người bị thương:

Chỉ áp dụng với người bị thương nhẹ, đi được.

3.5. Vác người bị thương trên vai.

Có thể thực hiện đối với người bị thương nhẹ, không tự đi được.

3.6. Bế người bị thương.

Động tác này đơn giản nhưng cũng chỉ đi được một đoạn ngắn, vì người bế rất chóng mệt.

4. CHUYỂN NGƯỜI BỊ THƯƠNG BẰNG CÁNG.

Đây là cách vận chuyển phổ biến nhất ở hỏa tuyến cũng như ở nơi xảy ra tai nạn từ trước đến nay.
4.1. Các loại cáng:

+ Cáng bạt khiêng tay

+ Cáng tre hình thuyền

+ Cáng chõng

+ Đặt người bị thương lên cáng (dùng 2 người):
– Đặt cáng bên cạnh người bị thương, chưa lổng đòn cáng.
– 2 tải thương quỳ bên cạnh người bị thương về phía đối diện với cáng.
– Luồn tay người bị thương nhấc từ từ và đặt lên cáng.
– Buộc dây cáng.
+ Cáng người bị thương:
Mỗi tải thương có một chiếc gậy chống cao khoảng 1,40m – 1,50m, có chạc ở đầu trên để đỡ đòn cáng khi cần nghỉ hoặc đổi vai.
– Khi cáng trên đường bằng: 2 tải thương cần tránh đi đều bước để cáng khỏi lắc lư.
– Khi cáng lên đường dốc: giữ cho đòn cáng thăng bằng hoặc đầu người bị thương hơi cao hơn chân.
– Khi cáng lên dốc: phải cho đầu đi trước.
– Khi cáng xuống dốc: phải cho đầu đi sau.

Tai biến về hô hấp:

tai biến khi sử dụng thuốc gây mê

Các tai biến liên quan tới:

+ Tình trạng phổi trước phẫu thuật :
Các bệnh lý về phổi có từ trước nhanh chóng dẫn đến các rối loạn trong việc điều tiết hấp thu oxy và đào thải CO2. Hiện tượng thiếu oxy đến một mức nào đó sẽ làm suy giảm chức năng gan, thận, tim và não.
Thiếu oxy máu với biểu hiện lâm sàng là suy thở nhanh và nông, mạch chậm và mạnh, sau đó mạch nhanh kèm theo rối loạn về nhịp và có xu hướng trụy mạch.
Nếu tiếp tục bị thiếu oxy máu bệnh nhân sẽ dẫn đến các tai biến nặng hơn, không thể cứu chữa.

 Một số thuốc sử dụng:

– Những thuốc họ barbiturric và morphin hay fentanyl có thể gây ra các rối loạn trầm trọng về hô hấp ngay cả khi dùng với liều thấp.
Điều quan trọng là đối với các trường hợp suy thở cần phải biết điều trị tạm thời bằng các phương pháp, phương tiện thông khí kịp thời và thuốc đối kháng ở cuối cuộc gây mê.
Những thuốc đối kháng thường dùng là:
• Bemegrit, nikethamide đối kháng với họ barbuturic.
• Nalorphine đối kháng với các thuốc họ morphin.
• Liệu pháp oxy đối kháng với các thuốc thuộc 2 họ trên.
– Những thuốc làm giảm trương lực cơ do thuốc giãn cơ, thuốc làm mềm cơ cũng gây ra khả năng thiếu oxy chuyển hóa. Dịch tiết phế quản do các khí gây mê nhất là ether và các thuốc thuộc họ morphine cũng dẫn đến làm hẹp phế quản.
Tất cả các phẫu thuật trên các cơ tham gia hô hấp (phẫu thuật ngực, bụng) đều làm nặng thêm tình trạng suy hô hấp.

 

Tình trạng cấp cứu :

Các phẫu thuật cấp cứu có thể mang đến 2 loại tai biến trực tiếp hoặc không trực tiếp đối với chức năng hô hấp: trào ngược và nôn. Chúng sẽ làm cản trở đường thở, viêm phế nang do hít phải dịch axit và phù thanh khí quản. Tất cả những tai biến này nhanh chóng dẫn đến thiếu oxy hoặc tăng CO2 máu mà việc điều trị là hút và liệu pháp oxy, kháng sinh.
+ Các máy hô hấp (máy gây mê):
Sức cản và khoảng chết của các máy hô hấp có thể dẫn đến một số biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Những biến chứng thường gặp là:

– Tăng khoảng chết, dẫn tới ứ đọng quá mức CO2 mà hậu quả là tăng CO2
máu.
– Tăng sức cản dẫn tới suy giảm thở do thiếu oxy, thường gặp trong bệnh nhân trẻ.
– Cản trở của máy thở dẫn đến thiếu oxy.
– Sai lầm khi dùng quá liều thuốc hoặc điều chỉnh khí dẫn tói thiếu oxy hoặc ngộ độc thuốc nhanh.
– Các van của máy thở, máy gây mê không hoạt động.
Ngoài ra còn có các tai biến nghẽn đường thở do dị vật, tụt lưỡi, rơi răng. Khi xảy ra cần giải quyết bằng các kỹ thuật chính xác.

 Các tai biến về thần kinh :

Không có tai biến thoái hóa não do thiếu O2.
Những cơn động kinh ở giai đoạn II chỉ thấy trong gây mê thở khí.
Các tai biến có thể dẫn đến các cơn động kinh lâm sàng (tổn thương do thiếy oxy kéo dài). Có thể có rối loạn tâm thần, mất định hướng, chứng quên, chứng loạn đọc, khó viết và những biểu hiên rối loạn thần kinh thực vật ở các mức độ khác nhau.
Cần chú ý khi gây mê bằng ether biểu hiên tím tái thể hiên sự tăng nhiêt độ ác tính ở trẻ sơ sinh, không xuất hiên ở trẻ lớn hơn.
+ Các tai biến do chèn ép chi thể do phẫu thuật kéo dài (rối loạn chức năng thần kinh do chèn ép).
+ Những dây thần kinh thường bị tổn thương là đám rối thần kinh cánh tay, thần kinh quay, thần kinh mũi, thần kinh chày trước và thần kinh hông khoeo ngoài. Dấu hiệu tổn thương thường thấy là liệt một phần hoặc hoàn toàn.

↑このページのトップヘ