Tai biến về hô hấp:
Các tai biến liên quan tới:
+ Tình trạng phổi trước phẫu thuật :
Các bệnh lý về phổi có từ trước nhanh chóng dẫn đến các rối loạn trong việc điều tiết hấp thu oxy và đào thải CO2. Hiện tượng thiếu oxy đến một mức nào đó sẽ làm suy giảm chức năng gan, thận, tim và não.
Thiếu oxy máu với biểu hiện lâm sàng là suy thở nhanh và nông, mạch chậm và mạnh, sau đó mạch nhanh kèm theo rối loạn về nhịp và có xu hướng trụy mạch.
Nếu tiếp tục bị thiếu oxy máu bệnh nhân sẽ dẫn đến các tai biến nặng hơn, không thể cứu chữa.
Một số thuốc sử dụng:
– Những thuốc họ barbiturric và morphin hay fentanyl có thể gây ra các rối loạn trầm trọng về hô hấp ngay cả khi dùng với liều thấp.
Điều quan trọng là đối với các trường hợp suy thở cần phải biết điều trị tạm thời bằng các phương pháp, phương tiện thông khí kịp thời và thuốc đối kháng ở cuối cuộc gây mê.
Những thuốc đối kháng thường dùng là:
• Bemegrit, nikethamide đối kháng với họ barbuturic.
• Nalorphine đối kháng với các thuốc họ morphin.
• Liệu pháp oxy đối kháng với các thuốc thuộc 2 họ trên.
– Những thuốc làm giảm trương lực cơ do thuốc giãn cơ, thuốc làm mềm cơ cũng gây ra khả năng thiếu oxy chuyển hóa. Dịch tiết phế quản do các khí gây mê nhất là ether và các thuốc thuộc họ morphine cũng dẫn đến làm hẹp phế quản.
Tất cả các phẫu thuật trên các cơ tham gia hô hấp (phẫu thuật ngực, bụng) đều làm nặng thêm tình trạng suy hô hấp.
Tình trạng cấp cứu :
Các phẫu thuật cấp cứu có thể mang đến 2 loại tai biến trực tiếp hoặc không trực tiếp đối với chức năng hô hấp: trào ngược và nôn. Chúng sẽ làm cản trở đường thở, viêm phế nang do hít phải dịch axit và phù thanh khí quản. Tất cả những tai biến này nhanh chóng dẫn đến thiếu oxy hoặc tăng CO2 máu mà việc điều trị là hút và liệu pháp oxy, kháng sinh.
+ Các máy hô hấp (máy gây mê):
Sức cản và khoảng chết của các máy hô hấp có thể dẫn đến một số biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
Những biến chứng thường gặp là:
– Tăng khoảng chết, dẫn tới ứ đọng quá mức CO2 mà hậu quả là tăng CO2
máu.
– Tăng sức cản dẫn tới suy giảm thở do thiếu oxy, thường gặp trong bệnh nhân trẻ.
– Cản trở của máy thở dẫn đến thiếu oxy.
– Sai lầm khi dùng quá liều thuốc hoặc điều chỉnh khí dẫn tói thiếu oxy hoặc ngộ độc thuốc nhanh.
– Các van của máy thở, máy gây mê không hoạt động.
Ngoài ra còn có các tai biến nghẽn đường thở do dị vật, tụt lưỡi, rơi răng. Khi xảy ra cần giải quyết bằng các kỹ thuật chính xác.
Các tai biến về thần kinh :
Không có tai biến thoái hóa não do thiếu O2.
Những cơn động kinh ở giai đoạn II chỉ thấy trong gây mê thở khí.
Các tai biến có thể dẫn đến các cơn động kinh lâm sàng (tổn thương do thiếy oxy kéo dài). Có thể có rối loạn tâm thần, mất định hướng, chứng quên, chứng loạn đọc, khó viết và những biểu hiên rối loạn thần kinh thực vật ở các mức độ khác nhau.
Cần chú ý khi gây mê bằng ether biểu hiên tím tái thể hiên sự tăng nhiêt độ ác tính ở trẻ sơ sinh, không xuất hiên ở trẻ lớn hơn.
+ Các tai biến do chèn ép chi thể do phẫu thuật kéo dài (rối loạn chức năng thần kinh do chèn ép).
+ Những dây thần kinh thường bị tổn thương là đám rối thần kinh cánh tay, thần kinh quay, thần kinh mũi, thần kinh chày trước và thần kinh hông khoeo ngoài. Dấu hiệu tổn thương thường thấy là liệt một phần hoặc hoàn toàn.
コメント