1. Gây mê qua đường hô hấp :

Có hai loại thuốc mê dùng cho gây mê qua đường hô hấp

– Thuốc mê bốc hơi: ether, kelene, fluothane, servofluran…
– Thuốc mê thể khí: cyclopropane, protoxyde azote.

 cách đưa thuốc mê vào đường hô hấp :

– Qua miệng, mũi: gây mê qua mặt nạ, qua mát hở.
– Qua ống nội khí quản: gây mê nội khí quản.
– Qua ống carlen đặt vào phế quản.

4 phương pháp gây mê:

– Phương pháp hở (hệ thống hở) :
Bệnh nhân không hít lại hơi thở ra, điển hình là gây mê qua mắt, gây mê bằng máy gây mê dã chiến.
– Phương pháp nửa hở (1/2 hở):
Bệnh nhân hít lại một phần rất nhỏ khí thở ra, gặp trong máy gây mê dã chiến và máy gây mê vòng kín để ở hệ thống 1/2 hở.
– Phương pháp kín:
Bệnh nhân hít lại toàn bộ khí thở ra, gặp trong máy gây mê vòng kín để ở hệ thống kín. Phương pháp này cần có vôi soda để khử khí CO2.
– Phương pháp nửa kín (1/2 kín):
Bệnh nhân hít lại một phần khí thở ra, do đó cũng cần có soda để khử CO2, gặp trong gây mê bằng máy gây mê vòng kín khi điều chỉnh van ở hệ thống 1/2 kín.
Máy gây mê vòng kín (hệ thống vòng hay hệ thống lọc):
Máy được bố trí 2 van, 1 van hít vào và 1 van thở ra. Bệnh nhân hít vào qua 1 đường và thở ra 1 đường khác. Như vậy oxy và hơi thuốc mê chỉ đi theo một chiều duy nhất.
Máy gồm có 1 bóng cao su, 1 xupáp thở ra, 1 bình vôi soda, các lọ hoặc bình đựng thuốc và bốc hơi.
Thành phần vôi soda:
• Ca(OH)2: 80%.
• Na(OH): 3% (cơ chế khử CO2).
• H2O 15% H2CO3 + 2NaOH = Na2CO3 + H2O + t0.
• FeO3, Al2O3 2% Na2CO3 + Ca(OH)2 = CaCO3 + NaOH

2. Gây mê qua các đường khác :

+ Gây mê qua đường tĩnh mạch :
Dùng các thuốc mê đường tĩnh mạch để gây mê như thiopental, ketamin, eponton, etomidat, propofol.
+ Gây mê qua đường trực tràng :
Thụt thuốc mê thiopental, ketamin vào trực tràng (phương pháp này hiện nay ít dùng).
+ Gây mê qua đường bắp thịt:
Tiêm thuốc mê thiopental, ketamin vào bắp thịt để gây mê.

3. Gây mê phối hợp :

+ Dùng các thuốc mê khác nhau qua 1 đường hoặc nhiều đường khác nhau vào cơ thể bệnh nhân để gây mê. Ví dụ: dùng thiopental để khởi mê qua đường tĩnh mạch, sau đó duy trì mê bằng thuốc mê đường hô hấp như ether, halothane…
Gây mê phối hợp bao gồm cả những phương pháp dùng thuốc mê phối hợp với các thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc có tác dụng đặc biệt đối với chức phận của các cơ quan khác nhau của cơ thể như các thuốc liệt hạch, ức chế thần kinh, giảm đau, giảm đau trung ương, an thần trấn tĩnh…
Có nhiều loại thuốc ngủ khác nhau do một số tác giả đề ra, tùy theo kỹ thuật mà sử dụng cho hợp lý với mục đích phòng ngừa các phản xạ có hại. Cảm thụ đau ở một số cơ thể chịu đựng một số công kích hoặc giảm liều lượng thuốc mê, tránh những tác dụng phụ và ngộ độc thuốc mê.
+ Ngoài ra còn có những kỹ thuật gây mê khác như:
– Gây mê + kỹ thuật hạ thân nhiệt có kiểm soát:
Làm cho thân nhiệt hạ xuống 28 – 30 độ C, gây lạnh bằng nước đá và dùng thuốc liệt thần kinh để loại trừ phản ứng tại chỗ và toàn thân, giảm chảy máu. Sau phẫu thuật phải đưa nhiệt độ cơ thể về mức bình thường trước khi kiểm tra kỹ thuật phẫu thuật kỹ lưỡng.
– Gây mê + kỹ thuật hạ huyết áp có kiểm soát:
Dùng các thuốc liệt hạch (pentonium, hexanium, arfomat, loxen…) phối hợp với cách đặt khu vực cần mổ ở vị trí cao hơn so với khu vực khác của cơ thể.
Điều khiển huyết áp giảm xuống, mức độ giảm tùy thuộc theo từng trường hợp nhưng thấp nhất không được dưới 60 – 70mmHg, như vậy tại chỗ mổ sẽ ít chảy máu. Sau phẫu thuật phải đưa huyết áp trở lại bình thường trước khi kiểm tra kỹ lưỡng phẫu thuật kỹ càng.
Phương pháp kỹ thuật này được chỉ định cho các phẫu thuật dễ gây chảy máu nhiều như: phẫu thuật thần kinh sọ não, mổ tim, phổi, u máu, cắt thùy gan…
– Gây mê phối hợp với gây tê vùng, châm tê cũng là một phương pháp vô cảm có ứng dụng tốt trong lâm sàng.
– Gây mê cơ sở:
Là gây mê nông trong một thời gian ngắn, nghĩa là làm cho bệnh nhân mất ý thức, mất cảm giác, không phản ứng vói các tác nhân kích thích nhẹ, thường chỉ định trong sửa chữa trường hợp mổ không lớn, thực hiên gây mê cơ sở bằng cách dùng các thuốc tiền mê phối hợp với các thuốc gây ngủ như thiopental, ketamin tiêm vào bắp thịt hoặc thụt vào trực tràng thuốc giảm đau trung ương.